TỪ BỎ THÓI QUEN TRÌ HOÃN – NẮM LẤY CƠ HỘI THÀNH CÔNG
“Có một dự án đang cần bạn hoàn thành gấp cho kịp deadline, và bạn đang dồn hết tâm trí và sự tập trung vào đó. Đột nhiên, bạn nảy ra ý nghĩ rằng, mình hôm nay chưa lướt newsfeed trên Facebook để cập nhật tin tức thì phải. Dành khoảng 20 phút lướt chán chê và rồi cuối cùng, khi đã cảm thấy mỏi mệt, một bộ phim sẽ là cứu cánh cho bạn và bạn sẽ lấy nó làm lý do để trì hoãn công việc của mình sang một buổi khác. Mà theo bạn, lúc đó mới thực sự là lúc thích hợp để làm việc”
Bạn thấy cảm giác trên có quen thuộc không? Chắc chắn là có! Ngày qua ngày, trì hoãn sẽ trở thành một thói quen cho đến lúc bạn không còn muốn thực hiện dự định ban đầu nữa. Đó là cách mà sự trì hoãn sẽ dần dần giết chết ước mơ của bạn.
Vậy làm thế nào để thổi bay thói quen trì hoãn?
1. NGHĨ ĐẾN HẬU QUẢ
Một ví dụ dễ thấy nhất về sự trì hoãn là việc “miss cố bài tập về nhà hoặc ôn bài”. Bạn học 3 tiết trên giảng đường và có hảng tỷ thứ BTVN,case,tiểu luận, deadline. Bạn hoàn toàn có thể hoàn thành chúng ngay khi đi học về hoặc ôn lại kiến thức ngay sau đó. Tuy nhiên, bạn thường không làm vậy và để mặc nó trôi đi ngày này qua ngày khác, để đến khi kỳ thi đến, việc “nước đến chân mới nhảy” làm bạn thực sự hoang mang và lúc này bạn mới tự đặt cho mình tiếng than thở “Nhẽ ra lúc đấy về mình ôn bài luôn thì đã không khổ sở thế này!”
Vẫn trong ví dụ đó, nếu bạn nghĩ đến hậu quả cuả việc trì hoãn học tập, deadline là những lời trách móc từ giáo viên, từ sếp hay những ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và quyền lợi của bạn thì đến lúc đó bạn mới nhận ra rằng trì hoãn đã tác động xấu tới bạn như thế nào!
Từ những ví dụ như trên, khoa học đã chứng minh rằng: “Suy nghĩ lặp đi lặp lại sẽ ăn sâu vào tiềm thức, từ đó ảnh hưởng đến hành động và sẽ tạo cho bạn thói quen mới”

2. MỤC TIÊU HÓA VỚI HIỆN THỰC
Nếu bạn tự nhủ: “Một năm nữa tôi sẽ đạt 8.0 IELTS” và chỉ dừng lại ở đó thì cơ hội cho bạn hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn gần như là con số 0 tròn trĩnh. Ngày mai, bạn sẽ nghĩ rằng “Mình còn một năm nữa, chẳng có gì đáng lo”. Ngày hôm sau, suy nghĩ ấy sẽ lặp lại và bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mình mong muốn.
Nhưng thay vào đó bạn có thể đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn như: “Ngày mai tôi sẽ làm 2 bài đọc, 2 bài nghe” hay “Một tuần nữa tôi sẽ làm hết quyển bài tập luyện thi IELTS này”,… – những mục tiêu ngay trước mắt mà bạn không thể viện cớ chối từ.
Để đi đến một cái đích lớn, hãy đặt ra những cái đích nhỏ hơn và hoàn thành nó thật nghiêm túc!

3. TẠO NIỀM VUI TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẤT
Đôi khi con đường đến với cái đích lớn quá dài khiến bạn dễ dàng nản chí. Bạn cảm thấy những công việc trước mắt thật khô khan và thực hiện nó như thể bị ép buộc. Những lúc như thế, hãy cố gắng tạo ra những niềm vui nho nhỏ như bật một list nhạc yêu thích và tự nhủ rằng khi nó kết thúc thì bạn cũng sẽ hoàn thành công việc của mình. Như thế, niềm vui sẽ tiếp thêm tình yêu với công việc, tạo ra sức mạnh thắng lại lực cản của sự trì hoãn.

4. ĐƯA RA NHỮNG TIPS RIÊNG CHO BẢN THÂN
Quan điểm sống “ì ạch”, thường xuyên trì hoãn mọi việc tiềm ẩn các tác động rất tiêu cực tới những kết quả bạn nhận về, sự thành công và thậm chí, chính cuộc đời bạn. Và đây là một chiến lược giúp bạn đánh bại thói trì hoãn và nhanh chóng gây dựng những kết quả tích cực cho mình. Đó là Kỹ thuật IMAN:
I : Tôi
MUST : Phải
ACT : Hành động
NOW: Ngay bây giờ

“Thế giới rộng lớn ngoài kia đang không ngừng vận động. Một giây trì hoãn đồng nghĩa với việc bạn đang bị thụt lùi lại so với 7 tỷ con người khác, xa rời ước mơ của chính mình. Thời gian không chờ đợi một ai và cũng chẳng ai biết trước những tháng ngày còn lại. Vậy nên hãy thôi lãng phí những phút giây quý giá, thôi do dự và sống một tuổi trẻ thật trọn vẹn bạn nhé!”