Posts

3 BƯỚC THIẾT LẬP KỸ NĂNG SẮP XẾP CÔNG VIỆC HỢP LÝ

KBất kì ai trong chúng ta đều có 24 giờ một ngày để học tập, làm việc và hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, trong khi một số cá nhân có thể thực hiện được một khối công việc cực kì lớn với những kết quả đấy ấn tượng thì vẫn còn rất nhiều người luôn cảm thấy áp lực và phải chạy đua với thời gian.

Điểm mấu chốt ở đây chính nằm ở sự sắp xếp công việc của mỗi cá nhân, không phải ai cũng biết cách sử dụng vốn thời gian hạn hẹp của mình một cách tối ưu nhất!

Hãy cùng LSC điểm qua 3 cách sắp xếp công việc một cách hiệu quả nhé!

1.Lên danh sách những việc phải làm

Trước hết, để có thể phân bố khoảng thời gian mà mình có sao cho hợp lí nhất thì bạn cần phải lập ra được một list các công việc cần phải hoàn thành cũng như deadline của chúng. Điều này sẽ giúp các bạn tránh được trường hợp “nước đến chân mới nhảy” và sẽ luôn ý thức được việc hoàn thành công việc trước thời hạn cho phép.


Trước hết, để có thể phân bố khoảng thời gian mà mình có sao cho hợp lí nhất thì bạn cần phải lập ra được một list các công việc cần phải hoàn thành cũng như deadline của chúng.

Về danh sách các công việc, bạn có thể sử dụng giấy, bút và tự vạch ra những đầu việc cần thiết. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công nghệ, bạn có thể dùng các apps như: Trello, Asana, Wunderlist,…để tạo các bản ghi điện tử. Thêm một tips nho nhỏ nữa là bạn cũng nên viết một vài ghi chú nho nhỏ về thời gian dự định hoàn thành ngay bên cạnh các công việc nữa nhé!

2. Xác định được tầm quan trọng của các công việc

Kỹ năng tổ chức công việc này chiếm một phần rất quan trọng bởi nó quyết định kết quả đạt được ở những nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện. Việc sắp xếp được thứ tự các công việc sẽ giúp bạn biết được lúc nào mình cần phải làm gì thay vì bỏ phí thời gian vào việc suy nghĩ xem mình cần làm gì.


Việc sắp xếp được thứ tự các công việc sẽ giúp bạn biết được lúc nào mình cần phải làm gì thay vì bỏ phí thời gian vào việc suy nghĩ xem mình cần làm gì.

Hãy đặt ra cho mình các câu hỏi: Tại sao chúng ta cần thực hiện chúng? Khi nào là hạn chót để hoàn thành? Hậu quả của việc không hoàn thành nhiệm vụ là gì và điều này có ảnh hưởng tới những ai?

Sau khi đã có được danh sách các việc cần làm như ở mục 1, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của chúng bằng cách sử dụng các màu sắc nổi bật để đánh dấu. Hãy tập trung hết trí lực, sức lực để hoàn thành những gì là quan trọng nhất và cần kíp nhất trước rồi từ từ tiến dần đến các mục tiêu sau. Chắc chắn sau khi thực hiện được những điều này, bạn sẽ thấy lượng công việc vơi đi một cách đáng kể thay vì thường xuyên bỏ dở chúng bởi bận lo nghĩ đến các công việc tiếp sau.

3. Thường xuyên kiểm tra lại tiến độ hoàn thành công việc

Việc lập danh sách sẽ giúp các công việc được sắp xếp một cách rõ ràng, hiệu quả, tuy nhiên bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra lại tiến độ hoàn thành công việc sau một khoảng thời gian nhất định. Việc này không làm bạn mất quá nhiều thời gian nhưng lại giúp bạn kiểm soát được các việc cần làm và đánh giá mức độ hiệu quả của công việc.


Việc lập danh sách sẽ giúp các công việc được sắp xếp một cách rõ ràng, hiệu quả, tuy nhiên bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra lại tiến độ hoàn thành công việc sau một khoảng thời gian nhất định.

Nhìn chung, chúng ta có rất nhiều công cụ để theo dõi tiến trình công việc, tuy nhiên hôm nay LSC sẽ giới thiệu đến bạn một công cụ rất hữu hiệu đó là biểu đồ GANTT. Với GANTT chart, bạn hoàn toàn có thể cùng một lúc quản lí được nhiều công việc và cả tiến trình thực hiện của công việc đó. Và có một điều đặc biệt là GANTT chart hoàn toàn có thể được tạo dựng bởi chính bạn thông quan phần mềm Microsoft Excel để bạn thỏa sức thiết kế bản kế hoạch tuyệt vời cho riêng mình.

4. Lời kết

Kỹ năng sắp xếp công việc là một kỹ năng không thể thiếu với bất kỳ ai nhất là đối với những người đang và sẽ làm việc. Và bạn hoàn toàn có khả năng tự trau dồi cho bản thân mình kỹ năng này, điều bạn cần làm là cần suy nghĩ và tìm cách thực hiện các nhiệm vụ sao cho hợp lí và phù hợp với bản thân mình nhất. Bạn hãy dành ra một chút thời gian mỗi ngày để suy nghĩ về những gì mình cần làm và đừng trì hoãn trong việc thực hiện bất kì điều gì, bạn nhé!

LÀM SAO ĐỂ SỐNG THẬT MÀ KHÔNG TRỞ THÀNH “NÔ LỆ CỦA CẢM XÚC”?

“Được sống thật với cảm xúc là một điều hạnh phúc. Nhưng đừng bao giờ biến nó trở thành “chủ nô” tiêu khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của chính mình”

Bạn có từng cảm thấy tự ti trước vô vàn những người giỏi, cảm thấy tuyệt vọng và mất phương hướng trước những thách thức đầu đời?

Bạn cũng từng tỏ ra mình mạnh mẽ, vui vẻ bề ngoài nhưng sâu bên trong là nỗi cô đơn thầm kín?

Nếu bạn đã có những cảm xúc trên thì đừng vội lo lắng vì đó là một điều hoàn toàn bình thường và hợp tự nhiên. Nhưng bạn biết không, tự ti lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm. Thất vọng tột cùng sẽ chán nản, tuyệt vọng. Còn nếu tiếp tục kìm nén, giấu diếm cảm xúc trong lòng thì đến một ngày kia, bạn sẽ không còn là bạn nữa!

Vậy, làm sao để chúng ta sống thật với bản thân, không lừa gạt cảm xúc nhưng cũng không biến chúng thành “chủ nô” tiêu khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của chính mình? Hãy dành một chút ít thời gian để cùng LSC tìm ra câu trả lời thích đáng nhé!

TẠI SAO CON NGƯỜI NÊN SỐNG THẬT VỚI CẢM XÚC?

Có đáng hay không khi cảm xúc – điều duy nhất giúp bạn bộc lộ con người, giải tỏa phiền muộn lại bị lừa gạt, chôn vùi dưới lớp vỏ hào nhoáng?  Hãy thử hỏi xem bạn là ai và cuộc sống này còn có ý nghĩa gì nếu không thành thật với chính mình? Mọi thứ sẽ thật giả dối, hèn hạ và nhàm chán đúng không?


“Điều cốt yếu và quan trọng nhất để bạn sống thật với cảm xúc bản thân là làm điều con tim mình muốn”

Vậy nên, hãy để con tim lên tiếng. Khi vui hãy cười để chia sẻ thứ năng lượng tích cực bạn đang có; buồn thì hãy khóc thật to để trút hết mọi chuyện; có tức giận ai cũng nói ra và đừng giấu trong lòng; nếu đau đớn, tuyệt vọng thì hãy tâm sự, sẻ chia cùng người khác, đó mới chính là con người của bạn. Bởi “Điều cốt yếu và quan trọng nhất để bạn sống thật với cảm xúc bản thân là làm điều con tim mình muốn”

LÀM SAO ĐỂ “SỐNG THẬT” MÀ KHÔNG BỊ CẢM XÚC CHI PHỐI?

“Cái gì quá cũng không tốt” – Chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe qua câu nói này. Và điều đó cũng đúng cho cảm xúc của bạn nữa. Bạn sống thật với cảm xúc chính mình không đồng nghĩa với việc bạn mất hết lý trí. Ranh giới giữa việc được là chính mình và việc trở thành nô lệ cảm xúc thực sự rất mong manh.

Nếu cảm thấy mình đang quá dễ dãi với cảm xúc của mình, hãy áp dụng 2 điều sau đây:

1. SUY NGHĨ TÍCH CỰC

Cùng lấy một câu chuyện để làm ví dụ nhé: Khi bạn khởi nghiệp, bạn dùng hết tâm huyết của mình để xây dựng mơ ước. Nhưng đến một ngày kia khi mọi việc không như ý bạn, công ty phá sản. Bạn chán chường, thất vọng về bản thân. Lúc này có hai trường hợp xảy ra. Một là, bạn sẽ lấy điều đó làm động lực, làm bài học kinh nghiệm để tiếp tục phấn đấu. Hai là, bạn sẽ trượt dài trên nỗi tuyệt vọng của cảm xúc, không  thể nào thoát ra được và dần dần nó sẽ khiến bạn sẽ buông xuôi tất cả.

Vậy ranh giới đó là gì? Như trong trường hợp trên, nếu bạn suy nghĩ tích cực “mình đã làm tốt chỉ là cố gắng chưa đủ” thì điều này sẽ thúc giục bạn tiếp tục theo đuổi mơ ước. Nhưng trong khi đang buồn chán ấy, bạn lại có xu hướng nghĩ rằng “mình thất bại” thì chuỗi cảm xúc tuyệt vọng sẽ tiếp tục tiếp diễn buộc bạn phải bỏ cuộc.


“Thay vì đưa ra cho mình lý do tại sao mình không thể làm điều gì đó, hãy cho bản thân lý do tại sao mình có thể”


Cho nên, nghĩ khác đi. Hãy học cách biến nỗi buồn thành động lực để vươn lên, biến nỗi cô đơn thành động lực để hòa nhập, biến sự tự ti thành động lực để thể hiện bản thân, biến sự yếu đuối thành động lực để mạnh mẽ!

Còn đối với những cảm xúc tích cực như sự vui sướng, mãn nguyện hãy dành thời gian cảm nhận nó một cách trọn vẹn nhưng luôn luôn nhớ một điều rằng “Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng”. Chỉ có như vậy chúng ta mới không sa đà vào cái bẫy của cảm xúc.

2. HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

“Chẳng có điều gì xảy ra cho đến khi bạn hành động”

Có một sự thật không thể phủ nhận, đó là con người thường không dễ dàng vượt qua bẫy của “nô lệ cảm xúc” một khi đã chìm trong nó. Lắng nghe con tim mình hơn, suy nghĩ tích cực hơn nhưng nếu tất cả chỉ được biểu hiện bằng lời nói suông thì cũng chẳng có tiến triển là bao. Việc cần thiết lúc này là biến chúng thành những hành động cụ thể!


“Chẳng có điều gì xảy ra cho đến khi bạn hành động”

Như trong câu chuyện đã kể trên, sau khi có những suy nghĩ tích cực bạn hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện hóa chúng. Hãy tập trung làm những điều có thể dễ dàng đạt được thành quả trong thời gian ngắn hạn trước. Bởi vì khi bạn gặt hái dù chỉ là chút ít thành công, bạn sẽ tăng cường những cảm xúc tích cực, dần dần kiểm soát và cân bằng lại trạng thái tâm lý của chính mình.

Tóm lại, hãy đứng lên và bắt tay ngay vào một công việc nào đó, đơn giản như: đi dạo quanh công viên, thưởng thức món ăn bạn yêu thích hay viết ra những tâm sự trong lòng. Và rồi tiếp tục kiên trì, tin tưởng rằng những hành động ấy sẽ đem lại hiệu quả. Bạn sẽ bất ngờ cảm nhận được sự tươi mới hay những hạnh phúc nhỏ bình dị của cuộc sống xung quanh. Lúc này đây, thứ năng lượng tích cực sẽ dần quay trở lại khiến bạn hòa nhập vào một guồng quay mới.

LỜI KẾT

Bài viết nhằm mục đích chia sẻ những phương pháp giúp bạn sống hạnh phúc hơn, có góc nhìn đa chiều hơn để kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên, cách áp dụng chúng vào mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Điều quan trọng nhất vẫn do bạn quyết định. Hãy kiên trì và tin tưởng vào bản thân bạn nhé!

SINH VIÊN TÌNH NGUYÊN: NÊN HAY KHÔNG?

Tình nguyện là tốt, là có ích cho xã hội. Nhưng phải chăng “tình nguyện” thời nay đang dần dần biến chất?

Nhìn lại những phong trào tình nguyện đang ngày càng mở rộng ở khắp mọi miền, đặc biệt là những phong trào xuất phát mạnh mẽ từ các tổ chức sinh viên, chúng ta thực sự phải đặt câu hỏi: Sinh viên tình nguyện – nên hay không?

Tình nguyện là gì?

Tình nguyện có thể hiểu đơn giản là những  hoạt động đầy ý nghĩa có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, xã hội và hoàn toàn tự nguyện.

Tình nguyện mang lại lợi ích gì cho sinh viên?

Giúp con người tiến gần nhau hơn

Tình nguyện cho ta cơ hội gặp gỡ, lao động, chung sống với những con người cùng chung lý tưởng.

Đi làm tình nguyện, chúng rời xa những thiết bị công nghệ và được gặp gỡ, lao động, chung sống với những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu. Chắc chắn chúng ta sẽ tìm được những người bạn để cùng chia sẻ và cùng nhau phát triển.

Có được sự hiểu biết về xã hội bên ngoài

Môi trường học tập ở Đại học dạy ta nhiều điều nhưng chưa dạy ta hết về xã hội bên ngoài. Tham gia tình nguyện, bước ra ngoài thế giới, chúng ta sẽ nhận ra rằng tầm nhìn của bản thân mình vẫn còn nhiều hạn hẹp. Mỗi một lần tình nguyện, thế giới quan của chúng ta lại thêm một lần rộng mở.

Giúp người trẻ biết mở rộng lòng mình

Làm tình nguyện khiến tâm hồn ta hướng thiện và đong đầy yêu thương.

Làm tình nguyện khiến tâm hồn ta hướng thiện và đong đầy yêu thương. Chỉ một nụ cười, một lời cảm ơn chân thành cũng khiến ta cảm thấy hạnh phúc biết bao. Ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không đơn thuần là một cuộc sống đủ đầy vật chất mà đôi khi chỉ là những sự cho đi, sẻ chia nồng ấm giữa cuộc đời vẫn còn rất nhiều những khó khăn này.

Mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội trong tương lai

Các nhà tuyển dụng của thế hệ mới, họ không chỉ chú trọng vào chuyên môn của một người mà còn rất chú trọng vào các kĩ năng, các hoạt động bên lề. Tham gia tình nguyện tích cực chính là một điểm cộng tuyệt vời cho CV của bạn giữa hàng ngàn các ứng viên khác.

Mặt trái của phong trào sinh viên tình nguyện?

Cũng như một tờ giấy luôn có hai mặt, chúng ta không thể phủ nhận rằng vẫn còn tồn tại nhiều điểm tiêu cực trong hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Tình nguyện đang trở thành một “mốt”?

Với số lượng sinh viên tham gia một cách ồ ạt cũng như sự xuất hiện liên tục của các chương trình tình nguyện trải dọc trong năm thì nhiều người cho rằng, tình nguyện dường như là “mốt” của giới trẻ, rất nhiều bạn sinh viên chỉ muốn tham gia hoạt động để… cho bằng bạn bè.

Nhiều tổ chức tình nguyện nhỏ lẻ, tự phát

Để tổ chức ra một nhóm tình nguyện không phải là điều khó khăn, bởi một cá nhân cũng có thể làm được điều này. Tuy nhiên, do bởi tính chất tự phát nên các tổ chức đó thường không có quy định chặt chẽ hay mục tiêu rõ ràng nên dễ dẫn đến hậu quả là sự hoạt động chỉ mang tính cảm hứng, không có kết quả tốt.

Không còn giữ được những ý nghĩa tốt đẹp vốn có

Tham gia tình nguyện vốn là để giúp đỡ và xây dựng cộng đồng, vậy mà những ý nghĩa tốt đẹp này dường như đã dần mất đi trong hoạt động tình nguyện của sinh viên. Nhiều bạn trẻ chỉ biết so đo, tính toán, chọn một nơi “dễ tình nguyện” thay vì chọn những nơi cần có được sự giúp đỡ vì còn ngại khó, ngại khổ. Thậm chí có bạn còn quan niệm tình nguyện là “đi chơi” xả xì-trét hay để có điểm cộng, do đó chỉ góp mặt và chẳng làm gì.

Tình nguyện trở thành công cụ trục lợi

Tình nguyện trong mắt của nhiều người đã thật sự trở nên xấu xí, bởi lẽ nó trở thành một công cụ cho nhiều người có ý đồ xấu lợi dụng. Đơn cử có thể kể đến như trường hợp của chương trình “Tiếp sức mùa thi” nhằm giúp đỡ các sĩ tử trong kì thi Đại học, nhiều bạn sinh viên tham gia chưa kịp đóng góp được bao nhiêu thì đã vội đi bán giải đề để… kiếm tiền.

Vậy, sinh viên có còn nên làm tình nguyện?

Hãy làm việc tốt bằng cái đầu lạnh và mang đến lợi ích đích thực cho cộng đồng.

Sắc áo xanh tình nguyện vốn là một truyền thống hết sức đẹp đẽ, đáng quý của sinh viên Việt Nam. Nó cần được phát huy và gìn giữ. Nhìn vào những mặt trái của hoạt động tình nguyện ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cũng như tổ chức những buổi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tình nguyện đến rộng rãi các bạn sinh viên. Đồng thời, nhà trường cùng những tổ chức thanh niên – sinh viên lớn trên mọi miền cần có những quy tắc nhất định đối với các phong trào tình nguyện để hạn chế nhiều nhất được các rủi ro, tiêu cực trong tình nguyện.

Vậy nên, những người trẻ, đừng ngần ngại làm việc tốt, nhưng hãy làm nó bằng cái đầu lạnh và mang đến lợi ích đích thực cho cộng đồng.