ĐỪNG ĐỂ KỲ NGHỈ TRÔI QUA VÔ NGHĨA

– Chơi hết hôm nay đã, ngày nghỉ vẫn còn dài mà

– Cứ từ từ, hôm khác mình sẽ đọc sách

Chắc hẳn rằng có không ít người đều đã từng tự nhủ với bản thân ít nhất một lần như thế trong thời gian này. Kỳ nghỉ dài vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, đâu đó ngoài kia vẫn có những con người đang nỗ lực không ngừng nghỉ. Vậy thì tại sao chúng ta không tranh thủ để hoàn thiện bản thân?

Đừng để kỳ nghỉ trôi qua một cách vô nghĩa, đừng để bản thân phải hối tiếc mà hãy lên dây cót tinh thần ngay thôi. Nếu bạn thấy mình “hoang mang” chưa biết nên làm gì thì hãy tham khảo những gợi ý từ LSC nhé!

 Một số việc làm có ích cho bản thân trong kỳ nghỉ

1. Dọn dẹp nhà cửa – cải thiện tinh thần

Đã gần 3 tháng kể từ ngày bắt đầu kì nghỉ, ngôi nhà và căn phòng của bạn liệu có còn tinh tươm như hôm mùng 1 Tết không? Chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào dọn dẹp ngay thôi. Chúng ta vừa có thể sửa soạn lại mọi thứ, vừa tìm lại những kỷ niệm thú vị đã bỏ quên. Một căn phòng ngăn nắp gọn gàng cũng sẽ giúp tinh thần ta tốt hơn lên nhiều đấy!

“Một căn phòng thoáng đãng gọn gàng sẽ giúp tinh thần thoải mái và tích cực hơn.”

 2. Thể dục thể thao – nâng cao đề kháng

Hãy bắt đầu với những thói quen tốt cho sức khỏe mà ta vẫn chưa thể thực hiện đàng hoàng suốt bao năm qua. Mỗi buổi sáng bước ra khỏi giường, hãy dành ra ít nhất 15 phút để tập thể dục, không cần quá phức tạp, chỉ đơn giản là những động tác vươn vai hít thở. Kiên trì mỗi ngày sẽ khiến nó biến thành thói quen lành mạnh.

3. Đọc sách – mở ra chân trời mới

Đọc sách cũng là một hoạt động bổ ích giúp bạn tiếp thu tri thức và phát triển bản thân. Hãy bắt đầu từ quyển “Nhà giả kim” chẳng hạn. Biết đâu sau khi đọc xong bạn lại thấy được hình ảnh mình trong đó và nảy sinh ra nhiều ý tưởng thú vị. Còn nếu không mua được sách trong thời gian này, chúng ta cũng có thể tìm đọc ebook trên mạng. Vậy ngại gì mà không nhân cơ hội này để tranh thủ thanh lọc tâm hồn và nâng cao tầm nhìn của bản thân nhỉ?

“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” – M.Gorki

4. Nấu nướng – cảm nhận cuộc sống bình dị

Học nấu ăn cũng là cách để ta quan tâm và chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Chúng ta có thể tìm công thức trên mạng, thử những món đang được giới trẻ ưa chuộng như Dalgona Coffee dạo gần đây chẳng hạn. Nhưng nếu không đủ tự tin với khả năng nấu nướng của mình, hãy bắt đầu từ việc phụ bếp, cũng khá là thú vị. Ngoài ra, việc tham gia vào các group như Ghét Bếp Nghiện Nhà, Lăn Vào Bếp hay Vụng Việc Bếp – Dở Việc Nhà biết đâu lại giúp ta thấy được sự đồng điệu của bản thân mình trong đó và có động lực hơn với chuyện bếp núc đấy!

Cách học tập và làm việc tại nhà hiệu quả

Ngoài những hoạt động thú vị và bổ ích, chúng ta cũng không nên lơ là việc học và việc làm. Hãy tranh thủ cơ hội này để học những thứ mà mình ấp ủ bấy lâu nhưng chưa có thời gian, và thực hiện một cách hiệu quả nhất theo những kinh nghiệm mà chúng mình đúc kết được nhé!

“Work from home” mùa dịch, hãy đưa bản thân vào khuôn khổ

1. Bố trí không gian học và làm hợp lý

Học và làm ở nhà đôi khi khiến chúng ta mất tập trung hơn là tại công sở. Tuy nhiên, nếu biết sắp xếp và bài trí cho mình một không gian thoải mái thì sẽ thật lý tưởng đấy! Hãy xếp bàn ở cách xa giường và trang trí nó thật ngăn nắp! Điều này sẽ giúp ta có cảm hứng làm việc, rạch ròi giữa làm và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi “work from home”, ta khó có thể tránh khỏi việc chia sẻ không gian với gia đình. Do đó hãy cố gắng học và làm ở một nơi riêng biệt tránh bị mất tập trung hay làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bạn nhé!

2. Xây dựng timeline cụ thể 

Chúng ta nên tạo cho mình một thói quen làm việc bình thường như trên giảng đường hay ở công ty. Vì vậy, việc đặt ra lịch trình làm việc và nghỉ ngơi là vô cùng cần thiết.  Hãy dành cho mình một khoảng thời gian thư giãn vào buổi trưa. Việc này không chỉ giúp ta có thêm năng lượng cho công việc buổi chiều mà còn rất phù hợp với việc sinh hoạt chung trong gia đình. Nếu “work from home” mà không có giờ giấc khoa học thì nó sẽ làm mất đi thói quen ta đã gây dựng bấy lâu. Ngược lại, có kế hoạch làm việc chi tiết không chỉ giúp công việc nhanh chóng được giải quyết mà còn đem lại hiệu quả cao hơn đấy.

3. Rèn luyện khả năng tập trung 

Chúng ta thường bị xao nhãng khi học và làm việc ở nhà. Điều đó khiến ta khó có thể hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả nhất được. Vậy nên, hãy tận dụng tốt thời gian bằng cách ngồi làm việc thật tập trung trong vòng 30 phút. Nửa tiếng sau đó mới cho phép bản thân nghỉ ngơi một chút, vươn vai, đi lại một chút hay pha một tách trà, rồi bắt đầu 30 phút làm việc tiếp theo. Bạn có thể sử dụng app Pomodoro trên điện thoại di động. Nó sẽ giúp bạn phân nhỏ các nhiệm vụ cần hoàn thành và chia thời gian thành nhiều “miếng” nhỏ. Cứ như vậy mỗi khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, bạn có thể nghỉ ngơi một lúc. Dần dần điều này sẽ trở thành thói quen, và khả năng tập trung của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều đấy!

Lời kết

Thời gian cách ly chính là lúc để ta lên dây cót tinh thần. Hãy tìm ra những cách phù hợp cho bản thân để linh hoạt và chủ động trong công việc trong mùa dịch bệnh khó khăn này. Tranh thủ trang bị cho bản thân nhiều kĩ năng để lúc trở lại guồng quay công việc, chúng ta không còn bỡ ngỡ mà thay vào đó là làm tốt hơn.

20 replies
  1. macnhwquynh
    macnhwquynh says:

    Hicc ước gì mình đọc được bài này sớm hơn:(( sắp hết ki nghỉ rồi mà mình vẫn chưa làm được gì

    Reply
  2. Ngọc Anh
    Ngọc Anh says:

    Thời gian nghỉ vừa rồi thật sự giá trị luôn ấy! Nhờ bài viết này mà mình đã biết tận dụng thời gian nghỉ dịch thật sự hiệu quả. Mong rằng sẽ duy trì được timeline này trong cả những ngày sắp tới ^.^

    Reply
  3. hentuyetvoi
    hentuyetvoi says:

    Mình đã cảm thấy rất tiêu cực trong một khoảng thời gian dài, vì đơn giản là mình nghĩ mình không có việc gì làm ấy, hoặc là có việc cần làm nhưng mình cũng không làm :< Bài viết này thật sự gây cho mình động lực rất nhiều, chúc mọi người những ngày cuối ở nhà thật vui vẻ nhé! <3

    Reply
  4. Ngân Giang
    Ngân Giang says:

    Mình mới chỉ làm được một số việc ở trên thôi nhưng hết kỳ nghỉ mất rồi. Mình sẽ nhớ bài này để dành cho những kỳ nghỉ tiếp theo ???

    Reply
  5. Thảo
    Thảo says:

    Vẫn chưa làm được gì trong những thứ trên :<<< thôi còn nốt 1 tuần để thay đổi timeline T.T

    Reply
  6. H A D E V O
    H A D E V O says:

    Tuy kì nghỉ có thể khiến ta không được tiếp xúc gặp gỡ nhiều nhưng cũng là 1 cơ hội để ta nhìn nhận lại bản thân và học thêm những cái mới :3

    Reply
  7. punchpcy
    punchpcy says:

    Suốt kì nghỉ dài 3 tháng mà mình vẫn vô dụng, chả làm đc gì cả, thấy buồn thay.

    Reply
  8. Trịnh Ngọc Ánh
    Trịnh Ngọc Ánh says:

    Một bài viết rất hay giúp mình lấy được động lực trong đợt nghỉ dịch này

    Reply
  9. Ánh Trần
    Ánh Trần says:

    hiuhiu ước gì mình đọc được bài này sớm hơn, hữu ích như này nhưng mà chuẩn bị đi học òi

    Reply
  10. Tố uyên
    Tố uyên says:

    Có lẽ mình vẫn chưa rèn luyện được sự tập trung. Xao lãng quá nhiều và lãng phí cả thơi gian. Sau khi đọc bài viết, mình thấy mình câcn phải thay đổi

    Reply
  11. Mai peasy
    Mai peasy says:

    Huhu ước gì đọc đc bài viết này sớm hơn thì 3 tháng nghỉ của mk đã ko trôi qua lãng xẹt như vậy ?

    Reply
  12. Thanh Huyền
    Thanh Huyền says:

    Mỗi ngày trong 4 tháng mình đều nghĩ ” thôi để mai rồi tính”. Giờ sắp đi học rồi mới thấy luyến tiếc quãng thời gian thiên đường ấy

    Reply
  13. ĐVC
    ĐVC says:

    Đọc bài này mình không dám ” ngủ quá giờ trưa ” nữa mà biết “mạo hiểm, nguy hiểm một tý nhưng trong tầm kiểm soát” hơn

    Reply
  14. Mai Phương
    Mai Phương says:

    Một kì nghỉ trôi qua để lại cho mình nhiều cảm xúc, bài học, sau khi đọc được bài viết này lại càng cảm thấy thấm thía hơn ❤️

    Reply
  15. Hương hấu
    Hương hấu says:

    Bài viết này bổ ích quá ạ ❤️ Khiến mình biết trân trọng nhiều hơn khoảng thời gian hiện tại ?

    Reply
  16. HTA
    HTA says:

    nhìn lại thì thấy đúng thật mình đã bỏ lỡ khoảng thời gian vàng bạc ý nhưng giờ cũng không làm gì để thay đổi nó được mà chỉ tiếp tục cố gắng thôi. Mong là mình vượt qua kỳ thi sắp tới an toàn hic :((

    Reply

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published.